Khi nào cần bảo dưỡng thang máy? Quy trình bảo dưỡng thang máy

Thang máy là thiết bị di chuyển giữa các tầng trong cùng một tòa nhà và được sử dụng rất nhiều. Vì vậy cần phải được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vậy khi nào cần bảo dưỡng thang máy và quy trình của nó như thế nào? Nhằm mục đích kiểm soát chất lượng tốt nhất và tình trạng thang máy, hôm nay Fujido sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về bảo dưỡng thang máy.

Bảo dưỡng thang máy là gì?

Bảo dưỡng thang máy là quá trình kiểm tra, bảo trì và đảm bảo thang máy hoạt động trong tình trạng lý tưởng nhất. Điểm quan trọng của bảo dưỡng, bảo trì thang máy là phát hiện sớm các hỏng hóc để có biện pháp khắc phục nhanh nhất nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.
bao duong thang may206

Tại sao phải bảo dưỡng thang máy?

Việc sử dụng thang máy ngày nay đang dần trở nên phổ biến, được cung cấp và ứng dụng trên thị trường do nhu cầu ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên để có được hiệu quả sử dụng tốt nhất, tăng tuổi thọ cho thang và đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng thì cần có những tiêu chí, yêu cầu thiết yếu về bảo trì, bảo dưỡng.
Theo đó, việc bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, đúng thời hạn định kỳ và đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định sẽ mang đến hiệu quả sử dụng cao cho thang máy.

Khi nào cần bảo dưỡng thang máy?

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất và các tổ chức uy tín về an toàn thiết bị thang máy trên thế giới, tất cả các công trình sử dụng thang máy cần được bảo dưỡng tối thiểu 1 tháng 1 lần.
Có thể nhiều bạn sẽ thắc mắc “vì sao việc bảo dưỡng thang máy phải thực hiện hàng tháng chứ không phải 3 tháng hay 6 tháng hoặc 1 năm”. Câu trả lời cho bạn là thang máy là một thiết bị quan trọng, một khi bị hư hại sẽ có khả năng gây ra những hậu quả khó lường cho người sử dụng.
Đối với các thang máy có tần suất sử dụng cao trong các tòa nhà chung cư, văn phòng, thời gian kiểm tra định kỳ càng ngắn càng tốt.
Đối với bảo trì thang máy gia đình, do tần suất sử dụng ít hơn, và là tài sản riêng nên việc chăm sóc bảo quản và thời gian cần bảo trì lâu hơn các thiết bị công cộng
Chính vì vậy mà đa số các nhà cung cấp lắp đặt thang máy trong thời gian thang máy còn bảo hành sẽ bảo trì bảo dưỡng đều đặn 1 tháng 1 lần. Sự kiểm tra thường xuyên này giúp phát hiện các lỗi cho dù nhỏ nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách khi đi thang máy.
bao duong thang may205 3
Sau khi hết thời gian bảo hành, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp phải tiến hành ký kết hợp đồng với công ty bảo dưỡng thang máy và lựa chọn một trong những gói bảo dưỡng khác nhau để đảm bảo cho thang máy vận hành trơn tru và hạn chế thấp nhất các nguy cơ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng

Quy trình bảo dưỡng thang máy

Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh buồng thang máy
– Các bạn tiến hành kiểm tra điện áp nguồn và các thiết bị đóng ngắt điện nguồn xem có an toàn không.
– Kiểm tra tủ điều khiển xem các thiết bị aptomat, rơ le, quạt,.. có bị hỏng hóc gì không.
– Siết chặt lại các vít kẹp đầu dây điện với các đầu đấu, thiết bị điện.
– Kiểm tra bộ cứu hộ xem chế độ nạp điện còn hoạt động tốt không.
– Kiểm tra má phanh trái của động cơ có bị mòn không.
– Kiểm tra mức dầu, chất lượng dầu trong hộp giảm tốc của thang máy có đủ không. Nếu không đủ phải đổ thêm vào.
– Kiểm tra độ kín khít của các cổ trục và tình trạng của cáp thép, puly.
– Kiểm tra bộ hạn chế tốc độ, lẫy cơ và công tắc điện xem có sự cố hỏng hóc nào không.
– Kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ và mức độ thông thoáng của buồng thang máy xem chuẩn không.
– Kiểm tra các ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng của thang máy.
– Kiểm tra cửa ra vào và khóa cửa có chắc chắn không.
bao duong thang may203 3
Bước 2: Kiểm tra giếng thang và phía bên trên cabin
– Kiểm tra sự liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ ray.
– Kiểm tra các bu lông ở chỗ nối ray có bị lỏng không và siết chặt lại.
Kiểm tra đầu treo cabin, đầu treo cáp đối trọng và ê cu khóa cáp có bị vấn đề gì không.
– Kiểm tra độ căng của cáp thép xem đều không.-
– Kiểm tra liên kết giữa các bộ phận dừng tầng và gá; gá và ray có hoạt động chuẩn xác không.
– Kiểm tra lượng dầu trong hộp cabin, hộp ray có đủ không. Chú ý xem nó có bị đóng cặn không để thay kịp thời.
– Kiểm tra guốc trượt trên của cabin và đối trọng xem có bị hư hỏng gì không.
– Kiểm tra các đệm cao su chống rung lắc cabin có bị hỏng không thì tiến hành thay thế ngay để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
– Kiểm tra các công tắc hạn chế hành trình trên của thang máy còn hoạt động tốt không.
– Kiểm tra quạt thông gió đặt trên nóc cabin, đèn chiếu sáng dọc giếng thang còn hoạt động không, nếu không hoạt động thì phải thay thế ngay.
– Kiểm tra cáp treo quả đối trọng, khóa cửa tầng ở từng tầng xem hoạt động tốt không.
– Kiểm tra khe hở của tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng, tiếp điện của các cửa tầng và cáp điện dọc giếng thang có gọn gàng không.
Bước 3: Kiểm tra đáy giếng thang và phía bên dưới cabin
– Tiến hành xem xét các công tắc hạn chế hành trình dưới.
– Kiểm tra liên kết giữa công tắc và giá đỡ, giữa giá đỡ với ray.
– Kiểm tra xem má phanh trái, má phanh phải ở dưới cabin có bị mòn không, có hoạt động tốt không.
– Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc.
– Kiểm tra guốc trượt dưới của cabin, đối trọng xem có hoạt động tốt không.
– Kiểm tra chỗ treo và chỗ cố định cáp dẹt.
– Xem kỹ công tắc bộ giảm chấn có bị lỏng ốc vít không thì siết chặt lại.
– Kiểm tra công tắc và bộ gá công tác quá tải đồng thời siết lại các vít.
– Kiểm tra công tắc và bộ căng cáp hạn chế hành trình, siết lại các ốc sao cho chặt.
– Kiểm tra công tắc, ổ cắm và đèn ở đáy giếng thang.
– Tiến hành vệ sinh hộp chứa dầu thừa ở bên dưới giếng thang và dọn dẹp khu vực đáy giếng thang sao cho sạch sẽ, khô giáo.
bao duong thang may204 4
Bước 4: Bảo dưỡng, bảo trì bên trong cabin
– Kiểm tra đèn chiếu sáng, điện thoại nội bộ, chuông cứu hộ có hoạt động tốt không.
– Kiểm tra bảng điều khiển bên trong cabin có hoạt động tốt không.
– Kiểm tra rãnh dẫn hướng và sensor an toàn của cửa cabin.
Bước 5: Bảo dưỡng, bảo trì ngoài cửa tầng
– Kiểm tra bảng điều khiển ở từng tầng xem có hoạt động tốt không.
– Kiểm tra ray dẫn hướng ở từng tầng.
– Kiểm tra khóa cửa tầng và khe hở cửa tầng.
– Chạy thử thang máy để kiểm tra xem có sự cố nào xảy ra không.
Bên trên là những chia sẻ của Fujido về bảo dưỡng thang máy cho các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn kéo dài tuổi thọ cho thang máy và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ tới: 
Công ty cổ phần Fujido
Trụ sở chính: Toà 6201 Sunshine City – KĐT Nam Thăng Long Ciputra – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Xưởng sản xuất: số 42 đường Liên Mạc, Quận Bắc Từ Liêm, HN
Số điện thoại: 02463291420
Hotline: 0988 866 673 / 0966 355 588
Email: fujidovina@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo