Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy

Thang máy là thiết bị di chuyển lên xuống không thể thiếu trong bất cứ tòa nhà, chung cư cao tầng, văn phòng, khách sạn, siêu thị, bệnh viện,… thậm chí là các biệt thự. Tuy nhiên dù sử dụng phương tiện này thường xuyên như vậy nhưng bạn có biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thang máy được cấu tạo từ những bộ phận nào?

nguyên lý hoạt động của thang máy

Cấu tạo của thang máy gồm 4 thành phần chính bao gồm:

  • Một là hố thang máy. Đây là bộ phận được đặt dọc theo chiều cao của tòa nhà, xuyên suốt từ trên xuống dưới.

  • Hai là phòng thang máy. Đối với thang máy có phòng máy, thì phòng máy được bố trí trên đỉnh của giếng thang.

  • Ba là hố PIT. Bộ phận này được bố trí dưới sàn thấp nhất của tòa nhà – nơi đã được lắp đặt bộ phận giảm chấn, hệ thống điện.

  • Bốn là các thiết bị điện, thiết bị cơ được lắp đặt kín và an toàn trong phòng máy và giếng thang:

– Motor kéo: Bộ phận này thường được lắp ở trên đỉnh giếng thang hoặc 1 số trường hợp lắp dưới hố thang. Motor kéo có tác dụng dẫn động hộp giảm tốc theo 1 tốc độ nhất định làm quay puli – thiết bị kéo cabin lên xuống.

– Hệ thống điều khiển thang máy: là bộ phận chứa các thiết bị điện tử được lập trình điều khiển để đảm bảo thang máy hoạt động theo yêu cầu.

– Ray dẫn hướng: Được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho đối trọng và cabin luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy và không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động. Ngoài ra ray dẫn hướng phải đảm bảo độ cứng để giữ trọng lượng cabin và tải trọng trong cabin tựa lên ray dẫn hướng cùng với các thành phần tải trọng động khi bộ hãm bảo hiểm làm việc (trong trường hợp đứt cáp hoặc cabin đi xuống với tốc độ lớn hơn giá trị cho phép).

– Bộ hạn chế tốc độ hay còn gọi là thắng cơ. Bộ phận này có nhiệm vụ kẹp chặt cabin thang máy vào ray dẫn hướng khi cabin di chuyển quá tốc độ cho phép.

– Giảm chấn là thiết bị được thiết kế ở dưới hố pit. Bộ phận này có nhiệm vụ làm giá đỡ cho cabin khi các hệ thống đảm bảo an toàn khác đều không hoạt động.

– Cửa cabin và cửa tầng: Được thiết kế mở ra đóng vào trơn tru nhất. Ngoài ra còn được tích hợp hệ thống chống kẹt cửa Photocell để đảm bảo an toàn trong trường hợp có vật cản khi cửa thang hoặc cửa tầng đang đóng.

– Cabin là thiết bị chính trong thang máy đưa người sử dụng di chuyển theo yêu cầu. Là nơi cho phép người sử dụng đứng bên trong và điều khiển thang máy di chuyển theo ý muốn.

– Phần đối trọng là thiết bị được thiết kế đối lập với cabin có nhiệm vụ dùng sức nặng để kéo cabin đi lên hoặc đi xuống. Bộ phận này kết hợp với máy kéo để đưa cabin lên xuống được dễ dàng.

Nguyên lý hoạt động của thang máy

Để tìm hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của thang máy bạn hãy theo dõi hoạt động của nó trong 3 trạng thái sau đây:

Khi thang máy đang vận hành

Các ròng rọc được kết nối với động cơ motor, khi motor quay làm ròng rọc quay. Khi đó ròng rọc sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng đã được thiết lập trước. Và khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì ròng rọc quay theo chiều ngược lại và thang máy di chuyển ngược lại theo chiều đã thiết lập.

Cabin thang máy và đối trọng di chuyển trên rail hướng dẫn theo hai bên giếng thang. Rail và đối trọng giúp giữ cabin được di chuyển đúng hướng hành trình tránh lắc lư qua lại và dừng an toàn trong các trường hợp khẩn cấp.

Hiểu đơn giản hơn là khi người dùng bước vào thang máy, ấn nút gọi tầng, lúc này tín hiệu điều khiển sẽ được gửi đến bộ điều khiển trung tâm và phân tích tầng nào gần nhất để điều khiển động cơ kéo cabin và dừng tầng một cách chính xác. Quá trình được diễn ra và lặp lại tương tự.

nguyên lý hoạt động của thang máy

Khi thang máy mất điện

Sự cố mất điện là tình huống bạn có thể bắt gặp nhiều hơn so với sự cố hỏa hoạn khi sử dụng thang máy. Chắc hẳn quý khách sẽ rất tò mò không biết liệu khi mất điện thang máy sẽ hoạt động ra sao. Thường thì trong trường hợp này thang máy sẽ tự động di chuyển về tầng gần nhất và dừng lại ở đó.

Vì cabin đã được trang bị hệ thống cứu hộ tự động và có thiết bị dự trữ điện là ắc quy nên thang máy trở về tầng gần nhất sẽ tự động mở cửa sơ tán người bên trong và sẽ hoạt động trở lại hoạt động bình thường khi có điện.

Thang máy được trang bị hệ thống đèn tự động và quạt thông gió nên khi mất điện các chế độ này sẽ tự động hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất cho hành khách, tránh gây hoảng sợ, ngạt thở hành khách bên trong.

Khi thang máy gặp hỏa hoạn

Đối với thang máy có chức năng báo hiệu và hoạt động khi có hỏa hoạn, công tắc của chức năng đó sẽ được khởi động trong trường hợp có hỏa hoạn đồng thời đưa hành khách về tầng gần nhất để sơ tán.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại thang máy như: Thang tải khách, thang tải hàng, thang bệnh viện, thang thực phẩm,… để phục vụ nhu cầu của con người. Nhìn chung cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đại đa số các loại thang máy này đều giống nhau. Và tùy thuộc vào từng loại thang máy sẽ có thêm những chi tiết cấu tạo riêng biệt.

Để được tư vấn lắp đặt thang máy quý khách hàng vui lòng liên hệ Fujido để được hỗ trợ. Chúng tôi luôn có đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên biệt sẵn sàng phục vụ bạn mọi lúc mọi nơi trong thời gian sớm nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN FUJIDO

Trụ sở chính: Toà 6201 Sunshine City – KĐT Nam Thăng Long Ciputra – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Xưởng sản xuất: số 42 đường Liên Mạc, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 02463291420 – Hotline: 0988 866 673 / 0966 355 588

Email: fujidovietnam@gmail.com

Fanpage: Công ty Cổ phần Fujido

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo