Quy chuẩn thang máy quan trọng nhất định bạn phải biết

Quy chuẩn thang máy là một tập hợp các quy định kỹ thuật được áp dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thiết kế, lắp đặt, bảo trì và vận hành thang máy. Vậy tại Việt Nam có những quy chuẩn nào cơ bản nhất?

Thang máy là một hạng mục không thể thiếu trong các tòa nhà chung cư cao tầng, công trình nhà ở cao tầng. Đây là phương tiện đi lại có liên quan mật thiết tới cuộc sống và an toàn của người sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người, Bộ xây dựng đã ban hành rất nhiều các quy chuẩn thang máy khác nhau.

Quy chuẩn về an toàn thang máy

An toàn thang máy là yêu cầu cơ bản quan trọng đầu tiên khi đề cập đến các tiêu chuẩn thiết kế thang máy. Tiêu chuẩn an toàn thang máy được quy định rõ trong các văn bản pháp lý, cụ thể gồm:

1. TCVN 5744:1993 – Tiêu chuẩn về an toàn khi lắp đặt và sử dụng

Quy chuẩn thang máy

Tiêu chuẩn TCVN 5744-1993 đưa ra các quy định và tiêu chuẩn với các nội dung chủ yêu sau:

– Quy định các điều kiện để lắp đặt thang máy với từng loại thang nhập khẩu hoặc liên doanh trong nước.

– Quy định các yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt.

– Quy định các vấn đề liên quan đến an toàn trong lắp đặt thang máy.

– Quy định quy tắc nghiệm thu lắp đặt.

– Quy định về vấn đề sử dụng thang.

2. TCVN 5866:1995 – Tiêu chuẩn về cơ cấu an toàn cơ khí

TCVN 5866:1995 đưa ra các quy định yêu cầu an toàn đối với các cơ cấu như sau:

– Yêu cầu, tiêu chuẩn đối với bộ bộ khống chế vận tốc cabin.

– Yêu cầu, tiêu chuẩn đối với cơ cấu hãm bảo hiểm của cabin.

– Yêu cầu, tiêu chuẩn đối với giảm chấn và cữ chặn của cabin.

– Yêu cầu, tiêu chuẩn đối với khóa tự động của cửa tầng.

3. TCVN 6904:2001 – Tiêu chuẩn về phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy

Quy chuẩn thang máy

TCVN 6904:2001 đưa ra quy định phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy, áp dụng cho thang máy dẫn động điện ở những trường hợp sau:

– Sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng.

– Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa trung tu và đại tu.

– Sau khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng và đã khắc phục xong.

– Hết hạn giấy phép sử dụng.

– Theo yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn lao động.

4. TCVN 6905: 2001 – Tiêu chuẩn trong phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt đối với phương pháp thủy lực

Nội dung chính của bộ tiêu chuẩn thiết kế thang máy này áp dụng cho các trường hợp sau đây:

– Sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng thang máy.

– Sau khi được cải tạo và tu sửa.

– Sau khi khắc phục sự cố nghiêm trọng.

– Khi giấy phép sử dụng hết hạn.

– Thử theo yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn lao động.

5. TCVN 6396-28:2013 – Tiêu chuẩn về cấu tạo và lắp đặt thang máy

TCVN 6396-28:2013 gồm các phần sau:

–  TCVN 6395:2008: Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

– TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998): Thang máy thủy lực – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.

– TCVN 6396-3:2010 (EN 81-3:2000): Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Phần 3: Thang máy chở hàng dẫn động điện và thủy lực.

– TCVN 6396-28:2013 (EN 81-28:2003): Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy chở người và hàng – Phần 28: Báo động từ xa trên thang máy chở người và thang máy chở người và hàng.

– TCVN 9396-58:2010 (EN 81-58:2003): Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Kiểm tra và thử – Phần 58: Thử tính chịu lửa của cửa tầng.

– TCVN 6396-70:2013 (EN 81-70:2003): Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 70: Khả năng tiếp cận thang máy của người kể cả người khuyết tật.

– TCVN 6396-71:2013 (EN 81-71:2005/Amd 1:2006): Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 71: Thang máy chống phá hoại khi sử dụng.

– TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003): Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng- Phần 72: Thang máy chữa cháy.

– TCVN 6396-73:2010 (EN 81-73:2005): Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Áp dụng riêng cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng – Phần 73: Trạng thái của thang máy chở người và thang máy trong trường hợp có cháy.

– TCVN 6396-80:2013 (EN 81-80:2003): Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy – Thang máy đang sử dụng – Phần 80: Yêu cầu về cải tiến an toàn cho thang máy chở người và thang máy chở người và hàng.

Quy chuẩn về kích thước, tải trọng thang máy

Đối với các tòa nhà cao tầng có từ 10 tầng trở lên, thì thường cần sử dụng thang máy có kích thước cabin vào khoảng 1400mm x 1300mm và tải trọng tối thiểu 900kg cho thang chở người. Nếu sử dụng thang máy để chở hàng, thì tải trọng thường từ 1500kg trở lên.

Quy chuẩn thang máy

Quy chuẩn về số lượng thang máy

Theo quy định của Bộ xây dựng, số lượng thang máy cần phải được phân bổ cho từng loại công trình cao tầng. Ví dụ, đối với nhà chung cư có từ 6 tầng trở lên, cần có ít nhất 1 thang máy, còn với nhà cao tầng từ 9 tầng trở lên, cần có ít nhất 2 thang máy.

Ngoài ra, tải trọng của một thang máy phải đáp ứng yêu cầu không nhỏ hơn 400kg. Nếu trong công trình có thang máy chuyên dụng để chở vừa xe cứu thương thì tải trọng không nhỏ hơn 600kg.

Quy chuẩn về vị trí lắp đặt thang máy

Quy chuẩn thang máy

Thang máy cần được bố trí gần lối vào của tòa nhà, với cabin đủ rộng, có đầy đủ tay cầm, hệ điều khiển và nút bấm thuận tiện cho cả người khuyết tật. Hố thang máy không được bố trí sát cạnh các phòng chính của tòa nhà.

Tuy nhiên, nếu diện tích của tòa nhà bắt buộc phải đặt thang máy gần các phòng chính, thì cần có giải pháp cách âm để giảm tiếng ồn. Thiết kế thang máy cần có đầy đủ hệ thống thông gió và chống ẩm. Không được phép thiết kế bể nước, đường ống cấp nước hay cấp nhiệt trên buồng thang máy.

Quy chuẩn về xây dựng phòng máy

Phòng máy là nơi chứa các bộ phận quan trọng của thang máy như máy kéo, tử điện, do đó, yêu cầu chống thấm tuyệt đối cho phòng máy. Thiết kế phòng máy cần đảm bảo có đủ hệ thống thông gió để đảm bảo luồng không khí thoáng mát.

Khi thiết kế phòng máy, cần đảm bảo chiều cao phù hợp với trọng lượng tải của thang. Với thang máy có tải trọng dưới 350kg, chiều cao tối thiểu của phòng máy cần đạt 1500mm. Đối với thang máy có tải trọng từ 450kg trở lên, chiều cao tối thiểu của phòng máy là 1600mm.

Ở công ty Fujido chúng tôi tiến hành sản xuất thang máy, lắp đặt thang máy theo đúng quy chuẩn đã được quy định cho từng sản phẩm thang máy. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, quý khách hàng hãy liên hệ:

Công ty cổ phần Fujido – Làm tốt ngay từ đầu

Trụ sở chính: Toà 6201 Sunshine City – KĐT Nam Thăng Long Ciputra – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Xưởng sản xuất: số 42 đường Liên Mạc, Quận Bắc Từ Liêm, HN

Số điện thoại: 02463291420

Hotline: 0988 866 673 / 0966 355 588

Email: fujidovina@gmail.com

Website: fujido.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo