Thang máy khi bình thường di chuyển sẽ vận hành êm ái, dừng tầng đúng và không bị kẹt. Khi thang máy bắt đầu có hiện tượng chạy quá nhanh, quá chậm, dừng tầng không đúng, bị kẹp khi mở cửa tầng. Có rất nhiều mẹo nhỏ cũng như kỹ năng mà bạn cần biết để tự đảm bảo an toàn của bản thân khi di chuyển bằng thang máy.
Cấu tạo thang máy để tránh sự cố thang máy
Thang máy hiện đại là loại thang máy dùng dây cáp, di chuyển lên xuống bằng cách sử dụng dây cáp thép, ròng rọc và đối trọng, có chỉnh tốc độ cảm ứng. Trên mỗi cabin có từ 4 – 8 dây cáp treo để vận hành. Những dây cáp được gắn vào cabin thang máy và đấu vòng xung quanh một ròng rọc. Khi ròng rọc quay thì dây cáp cũng di chuyển theo. Các ròng rọc được kết nối với một động cơ điện. Khi động cơ quay làm quay ròng rọc, ròng rọc sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng thiết đặt sẵn, khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì ròng rọc quay theo chiều ngược lại và làm cho cabin thang máy di chuyển theo chiều ngược lại chiều định sẵn.
Xem thêm:
>>> Diện tích nhà từ 50-70m2 nên lắp đặt loại thang máy tải trọng nào?
>>> Thang máy Fuji Korea – Mẫu thang máy được ưa chuộng nhất hiện nay
Cả cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống đường ray dẫn trượt theo hai bên của giếng thang máy. Đường ray giữ cabin và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại và nó cũng được sử dụng với mục đích an toàn để dừng cabin trong trường hợp khẩn cấp.
Theo các chuyên gia, thang máy còn có hệ thống phanh khẩn cấp, nếu cabin rơi xuống với tốc độ cao thì sẽ bị phanh lại. Mỗi chiếc dây cáp đủ khỏe để có thể giữ được cabin do đó, việc đứt một dây cáp hay việc thang máy rơi tự do do đứt dây cáp là khó có thể xảy ra.
Các mẹo vặt khi gặp sự cố thang máy
– Nhanh chóng nhấn tất cả các nút trên bảng điều khiển: Việc làm này nhằm kích hoạt bộ cung cấp điện khẩn cấp, giúp thang máy không bị rơi thêm.
– Nắm chặt tay vịn trong thang máy gia đình: Điều này giúp bạn giữ được vị trí của mình, không bị ngã hay va chạm khi thang máy chao đảo, mất cân bằng. Cùng với đó, bạn cố dựa chắc lưng và đầu vào tường thang máy, tạo thành đường thẳng để tránh ảnh hưởng đến cột sống.
– Hoặc nằm thẳng trên sàn tại vị trí, gần trung tâm thang máy: Cách nằm này để giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu thương tích. Gối đầu lên một tay, một tay che mặt để giảm bớt bị thương vào đầu và giảm thiểu vật dụng phía trên rơi xuống làm mặt bị thương.
– Đừng cố gắng nhảy lên khi thang máy chạm đất: Đây thực sự là một quan niệm sai lầm, bởi theo lý thuyết, tốc độ rơi của thang máy khoảng 160km/h nhưng con người chỉ có thể nhảy 3 – 4km/h mà thôi. Do đó, nếu bạn nhảy lên, nguy cơ chấn thương còn cao hơn.
Trường hợp thang máy rơi xong dừng đột ngột
– Giữ bình tĩnh: Bạn nên biết rằng, có khá ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta sẽ thoát khỏi thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước. Nếu quá sợ hãi, hãy cố gắng loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và chờ đến khi thang máy hoạt động trở lại.
– Bấm nút mở cửa: Khi thang máy dừng đột ngột, bạn đừng bấm nhiều nút mà hãy thử ấn nút mở cửa. Nếu thang máy không phản ứng gì thì hãy ấn nút cứu hộ và làm theo hướng dẫn trên bảng điều khiển.
– Liên lạc với người bên ngoài : Đập cửa, gọi to, gọi điện ra bên ngoài để gọi người đến giúp. Đừng vội vàng, hoảng sợ dùng tay cạy cửa thang máy bởi cách này không có tác dụng mà còn làm bạn bị đau và mất sức
– Tuyệt đối không leo ra ngoài thang máy :Nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao nên bạn tuyệt đối không được leo ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin (trên nóc cabin có nhiều thiết bị điện và bạn có thể bị điện giật). Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp kẹt thang máy, ở trong cabin là an toàn nhất.
Nguồn: sưu tầm
TIN LIÊN QUAN