Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn thang máy chữa cháy

Số lượng các vụ cháy với diễn biến phức tạp, khó kiểm soát tập trung khá nhiều ở các tòa nhà cao tầng, các công trình sản xuất có chứa lượng lớn sản phẩm, nguyên liệu dễ gây cháy nổ. Vậy để có thể dễ dàng kiểm soát những khó khăn cho lực lượng cứu hộ, tiêu chuẩn thang máy chữa cháy cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Thang chữa cháy là thiết bị chuyên dụng phục vụ việc cứu người và của cải trong hỏa hoạn vì vậy chúng cần phải đáp ứng các yêu cầu rất nghiêm ngặt.

Theo TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003), điều 72 có quy định, tiêu chuẩn thang máy chữa cháy cần phải đảm bảo rằng:

1. Kích thước và tải trọng thang máy chữa cháy

Tiêu chuẩn thang máy chữa cháy

Kích thước của thang chữa cháy phải được ưu tiên lựa chọn từ TCVN 7628-1 (ISO 4190-1). Kích thước chiều rộng cabin thang máy không được nhỏ hơn 1100 mm, kích thước chiều sâu không được nhỏ hơn 1400 mm và tải trọng định mức không được nhỏ hơn 630 kg theo quy định TCVN 7628-1 (ISO 4190-1).

2. Tốc độ thang máy chữa cháy

Thang chữa cháy phải đi tới tầng cao nhất so với tầng phục vụ chữa cháy trong thời gian 60s, tính từ các cửa thang máy được đóng hết.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn thang máy chung cư (cập nhật mới nhất)

3. Thiết bị điện trong hố thang

Thiết bị điện trong giếng thang của thang chữa cháy và trên cabin phải được bố trí trong phạm vi 1m từ bất cứ thành hố thang nào có chứa cửa tầng, phải được bảo vệ tránh bị nước nhỏ giọt hoặc tránh tia nước phun hoặc được bao che có cấp bảo vệ ít nhất là IPX3 theo EN 60529:1991.

Tất cả thiết bị điện được bố trí cách sàn hố giếng thang nhỏ hơn 1,0 phải được bảo vệ tới cấp IP67. Không giống như yêu cầu của TCVN 6395:2008 và TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998), ổ cắm và đèn chiếu sáng thấp nhất của giếng thang cũng phải được bố trí cách mức nước cho phép cao nhất trong hố giếng thang ít nhất là 0,5m.

4. Cửa thang máy chống cháy

Cửa cabin và cửa tầng trượt theo phương nằm ngang và phải vận hành tự động. Chiều rộng nhỏ nhất của lối vào cabin (chiều rộng khi cửa cabin mở hết cỡ) phải đạt 800mm.

5. Hệ thống điều khiển trong thang chữa cháy

Tiêu chuẩn thang máy chữa cháy

Công tắc của thang chữa cháy phải được bố trí trong hành lang được dự định sử dụng làm tầng phục vụ chữa cháy. Công tắc phải được bố trí cách thang chữa cháy trong khoảng 2m theo phương ngang và cao từ 1,8m – 2,1m so với sàn. Sử dụng công tắc phù hợp, phải được ghi rõ là thang chữa cháy kèm hình minh họa của thang máy chữa cháy phù hợp, thông thường màu đỏ.

Công tắc của thang chữa cháy phải được mở bằng chìa khẩn cấp hình tam giác như đã quy định trong Phụ lục B của TCVN 6395:2008 và TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998). Các vị trí làm việc của công tắc phải là hai vị trí ổn định và được ghi dấu rõ ràng “1” và “0” hoặc On/Off. Ở vị trí “1”/On chế độ phục vụ của lính chữa cháy được kích hoạt.

Có hai pha phục vụ; Có thể sử dụng một bộ điều khiển bổ sung ở bên ngoài hoặc tín hiệu vào chỉ để đưa thang máy chữa cháy tự động trở về tầng phục vụ chữa cháy và giữ cho thang máy chữa cháy ở tầng này với các cửa được mở. Công tắc của thang máy chữa cháy vẫn phải được vận hành tới vị trí “1” để hoàn thành hoạt động của pha 1.

Pha 1: Gọi ưu tiên đối với thang chữa cháy

Pha này có thể được kích hoạt bằng tay hoặc tự động. Việc kích hoạt này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

– Dừng hoạt động tất cả các bảng điều khiển tại tầng dừng và điều khiển trong cabin thang máy cứu hỏa và tất cả các cuộc gọi đã đăng ký hiện có phải được hủy;

– Cửa phải được mở và các nút báo động khẩn cấp phải ở vị trí được kích hoạt;

– Thang máy chữa cháy phải vận hành độc lập với tất cả các thang máy khác trong nhóm;

– Khi đi tới tầng phục vụ chữa cháy, thang máy chữa cháy phải được giữ lại ở đây và cửa cabin và cửa tầng phải ở vị trí mở;

– Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy như đã quy định phải hoạt động;

Pha 2: Sử dụng thang máy dưới sự điều khiển của lính chữa cháy

Sau khi thang chữa cháy đã đỗ lại tại tầng phục vụ chữa cháy với các cửa được mở thì việc điều khiển sẽ được thực hiện hoàn toàn từ bảng điều khiển cửa cabin và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Khi pha 1 đã được bắt đầu bởi một tín hiệu từ bên ngoài thì thang máy chữa cháy không được hoạt động tới khi công tắc của thang chữa cháy được vận hành;

– Chỉ có thể đăng ký được 01 cuộc gọi cabin/1 lần;

– Khi có lệnh gọi, cabin phải di chuyển đến tầng gọi nhưng cửa cabin vẫn phải đóng;

– Nếu cabin đang đứng yên tại một tầng dừng, cửa chỉ có thể được mở nếu nhấn nút “mở cửa” với một lực không đổi. Nếu nút ấn “mở cửa” của cabin được nhả ra khi các cửa chưa được mở hoàn toàn thì các cửa phải tự động đóng lại. Khi các cửa được mở hoàn toàn thì chúng phải duy trì tình trạng mở tới khi có một lệnh mới được đăng ký trên bảng điều khiển cửa cabin.

6. Các thiết bị điều khiển cabin và tầng dừng

Tiêu chuẩn thang máy chữa cháy

Các thiết bị điều khiển cabin và tầng dừng và hệ thống điều khiển gắn liền phải đảm bảo tốt kể cả khi có nhiệt độ cao, khói hoặc ẩm ướt, không được đăng ký các tín hiệu sai do ảnh hưởng của những yếu tố này.

Các thiết bị điều khiển cabin và tầng dừng, các bảng hiển thị trong cabin và tầng dừng và công tắc của thang chữa cháy phải được bảo vệ với cấp bảo vệ ít nhất là IPX3 theo EN 60529:1991.

Các bảng điều khiển tầng dừng phải được bảo vệ với cấp bảo vệ ít nhất là IPX3 theo EN 60529:1991, trừ khi chúng được ngắt điện lúc bắt đầu vận hành công tắc của thang chữa cháy.

Trong khi điều khiển Pha 2, thang máy chữa cháy phải được vận hành bằng một bộ đầy đủ các nút bấm trong cabin, phải đưa các hệ thống vận hành khác phải về trạng thái không hoạt động.

Ngoài việc đánh dấu tầng thông thường trong cabin, phải có sự chỉ dẫn rõ ràng tầng phục vụ chữa cháy ở trên hoặc liền kề với nút ấn của cabin dùng cho tầng phục vụ chữa cháy bằng hình minh họa.

7. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy

Thang máy chữa cháy phải có một hệ thống liên lạc nội bộ hoặc một thiết bị tương tự dùng để nói chuyện với nhau khi thang máy cứu hỏa đang ở trong các Pha 1 và Pha 2, giữa cabin của thang máy chữa cháy và tầng phục vụ chữa cháy; giữa cabin và buồng máy của thang máy chữa cháy hoặc trong trường hợp thang máy không có buồng máy, tại các bảng vận hành khẩn cấp như quy định trong TCVN 6395:2008 và TCVN 6396-2:2009 (EN 81-2:1998). Khi có buồng máy thì chỉ cần hoạt động micro bằng cách ấn vào nút điều khiển trên micro.

Thiết bị thông tin liên lạc bên trong cabin và tại tầng phục vụ chữa cháy phải là micro và loa chứ không phải là máy điện thoại cỡ nhỏ.

Đường dây dùng cho hệ thống thông tin liên lạc phải được lắp đặt gọn gàng bên trong giếng thang.

Ngoài các tiêu chuẩn thang máy chữa cháy nêu trên khi lắp đặt thang máy đơn vị thực hiện cũng cần tư vấn, hỗ trợ mẫu phù hợp với từng công trình xây dựng của khách hàng.

Liên hệ Fujido – công ty lắp thang máy Hà Nội uy tín nhất hiện nay để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY CỔ PHẦN FUJIDO

Trụ sở chính: Toà 6201 Sunshine City – KĐT Nam Thăng Long Ciputra – Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Xưởng sản xuất: số 42 đường Liên Mạc, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 02463291420 – Hotline: 0988 866 673 / 0966 355 588

Email: fujidovietnam@gmail.com

Fanpage: Công ty Cổ phần Fujido

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo