Cách tính công suất thang máy gia đình giúp khách hàng có sự lựa chọn tốt nhất

Với mỗi công trình, thang máy sẽ có mức tải trọng khác nhau, kèm theo đó là công suất của động cơ và biến tần thang máy. Vậy làm thế nào để tính công suất thang máy gia đình? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>> Kỹ thuật thang máy – Những thông số quan trọng nhất định cần lưu ý 

>>> Thang máy liên doanh – Ưu nhược điểm, các dòng thang tốt nhất hiện nay

Công suất thang máy gia đình là gì?

Công suất là số liệu cho biết lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong 1 tháng. Nói một cách dễ hiểu hơn, công suất sẽ cho bạn biết 1 tháng gia đình bạn tiêu thụ bao nhiêu số điện để tính giá tiền phải trả.

công suất thang máy gia đình

Từ định nghĩa về công suất nói chung, công suất thang máy thể hiện năng lượng điện tiêu thụ trong một khoảng thời gian của thang máy.

Công suất này phụ thuộc vào từng loại thang, tải trọng, kích thước thang. Công suất càng lớn, lượng điện tiêu hao càng nhiều. Vì vậy, khi lựa chọn thang máy gia đình, khách hàng cần cân nhắc để tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu đi lại, có mức công suất hợp lý để tối ưu hiệu quả sử dụng.

Ý nghĩa của thông số về công suất

Dựa vào thông số của công suất thang máy, bạn có thể nắm được những thông tin sau: 

  • Mức tải trọng, công năng sử dụng thang máy: Thang máy có tải trọng lớn, số tầng phục vụ càng nhiều, mức công suất càng lớn. 
  • Khả năng tiêu thụ điện năng: Công suất càng lớn, mức tiêu hao năng lượng điện càng nhiều. Khi đó, chi phí tiền điện để sử dụng thang máy cũng tăng lên. 

Do đó, công suất thang máy là một trong những yếu tố hàng đầu để khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm thang máy cho gia đình. 

cong suat thang may gia dinh 3

Công suất thang máy gia đình được tính như thế nào?

Dựa vào định nghĩa công suất thang máy trên. Chúng ta có thể tính công suất theo máy theo công thức sau: P (công suất thang máy) = Năng lượng sử dụng / đơn vị thời gian

Đối với thang máy gia đình, công suất thang máy được tính dựa theo từng loại thang và tải trọng thang. Cụ thể: 

– Thang máy có phòng máy: Với thang máy gia đình có phòng máy, công suất thang máy sẽ tương ứng với từng tải trọng khác nhau: 

STT Tải trọng thang máy gia đình có phòng máy Công suất thang máy
1 Thang máy gia đình 300kg – 350kg 3,0 kw
2 Thang máy gia đình 400kg – 450kg 5.0 kw
3 Thang máy gia đình 500kg – 800kg 7.5 kw
4 Thang máy gia đình 900kg trở lên 11 kw

– Thang máy không phòng máy: Cũng tương tự dòng thang máy có phòng máy, loại sản phẩm không có phòng máy công suất thang máy cũng phụ thuộc vào từng mức tải trọng thang máy. 

STT Tải trọng thang máy gia đình không phòng máy Công suất thang máy
1 Thang máy gia đình 300kg – 350kg 2,2 kw
2 Thang máy gia đình 400kg – 450kg 3,2 kw
3 Thang máy gia đình 500kg – 800kg 4,5 kw
4 Thang máy gia đình 900kg trở lên 5,5 – 6,7  kw

công suất thang máy gia đình

Với công suất như trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy cùng một mức tải trọng, thang máy không có phòng máy có công suất thấp hơn loại có phòng máy. Do vậy, sản phẩm thang máy không phòng máy thường sẽ được ưu tiên sử dụng hơn vì mang tới lợi ích tiết kiệm chi phí điện năng cho gia chủ. Với thời gian sử dụng lâu dài, chi phí điện mà dòng thang máy không phòng này tối ưu được cũng là con số không hề nhỏ. 

Nguồn: Sưu tầm

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo